1. Họ và tên: LÊ XẢO BÌNH (LI QIAO PING)
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1970
4. Nơi sinh: Quảng Tây, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 311/SĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2004
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn một năm theo văn bản số 4710/SĐH, ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trả về cơ quan theo văn bản số 560/XHNV-KH&SĐH v/v thời hạn học tập của NCS, ngày 24 tháng 11 năm 2008 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tiếng dân tộc Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
9. Mã số: 62.22.01.25
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc. Qua việc miêu tả ấy, luận án đã làm sáng tỏ một vấn đề là tiếng Kinh ở Quảng Tây Trung Quốc đã kế thừa ngữ âm tiếng Việt trước đây như thế nào trong một môi trường mới. Việc mô tả từ vựng và ngữ pháp tiếng Kinh cũng đã góp thêm những chứng cớ thể hiện cách thức kế thừa tiếng Việt của tiếng Kinh.
Qua khảo sát, luận án cho thấy người Kinh ở ba đảo Sơn Tâm, Vu Đầu và Vạn Vỹ đã có sự hòa nhập và tiếp xúc với tiếng Hán địa phương. Cộng đồng người Kinh đã trở thành cộng đồng cư dân song ngữ. Người Kinh ở ba đảo này cũng có tiếp xúc và liên hệ với những người nói tiếng Việt hiện đại. Kết quả là tiếng Kinh đã ít nhiều vay mượn từ tiếng Hán địa phương cũng như tiếng Việt hiện đại. Tiếng Kinh tuy là ngôn ngữ tách ra từ tiếng Việt trước đây nhưng không phải là tiếng Việt thuần túy nữa. Tiếng Kinh về đại thể đã ít nhiều khác đi về ngữ âm. Trong khi đó, từ vựng và ngữ pháp, tiếng Kinh vẫn lưu giữ những đặc điểm cơ bản của tiếng Việt trước đây. Tuy số người nói không nhiều nhưng tiếng Kinh đã và sẽ không bị tiêu vong và Việt phương ngữ Quảng Tây sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến tiếng Kinh khiến xã hội song ngữ của người Kinh tiếp tục tồn tại.
|