1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN HỮU TUYÊN
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25/11/1975
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2259/SĐH ngày 07 tháng 12 năm 2006 của Giám đốc ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Gia hạn 12 tháng theo Quyết định số 3345/QĐ-CTSV ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu địa động lực vùng Tuần Giáo và kế cận, xác lập cơ sở khoa học đánh giá và dự báo động đất.
8. Chuyên ngành: Địa kiến tạo
9. Mã số: 62 44 55 05.
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Văn Ngợi; PGS.TS. Cao Đình Triều
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu cụ thể đã phân chia được 06 khối cấu trúc địa động lực cấp II: khối Hoàng Liên Sơn, khối Sông Đà, khối Sơn La, khối Sông Mã, khối Sốp Cộp, khối Điện Biên với ranh giới là các đứt gãy cùng cấp. Các khối CTĐĐL cấp II tiếp tục được phân chia thành các khối cấp cao hơn dựa vào các kết quả tính toán định lượng của tài liệu (địa hình, địa mạo, địa vật lý). Đặc trưng phân dị vận động (thẳng đứng, nằm ngang) biểu hiện rõ nét tại các ranh giới phân chia khối CTĐĐL;
Chuyển động thẳng đứng rõ rệt trên khối Tú Lệ với giá trị Vf = 0,185, khối Phan Si Pan Vf = 0,199, khối Sông Mã Vf = 0,248, khối Sơn La Vf = 0,282, khối Điện Biên Vf = 0,283, khối Sốp Cộp Vf = 0,365, các khối CTĐĐL còn lại có giá trị Vf khá cao biểu thị mức độ nâng tương đối yếu (sụt lún tương đối) gồm khối Sông Đà Vf = 0,484, khối Sông Hồng Vf = 0,938.
Có sự phân dị mạnh vận tốc nâng thẳng đứng trung bình giai đoạn Pliocene - Đệ tứ đến nay (khoảng 5 triệu năm) giữa các khối CTĐĐL cấp II; Khối CTĐĐL cấp II Hoàng Liên Sơn với vận tốc nâng trung bình 0,5 - 0,9 mm/năm (vận tốc nâng mạnh nhất > 0,7mm/năm ở khối Phan Si Pan, khối Tú Lệ 0,5 – 0,6 mm/năm, Hưng Khánh < 0,5mm/năm). Các khối CTĐĐL Sơn La, Sông Mã, Sốp Cộp, Điện Biên có vận tốc nâng ở mức trung bình đạt 0,3 – 0,5 mm/năm. Khối CTĐĐL cấp II Sông Đà, Sông Hồng với vận tốc nâng trung bình giảm rõ rệt với giá trị lần lượt là 0,1 - 0,3 mm/năm và < 0,1 mm/năm.
Chuyển động biến dạng ngang mạnh trên các ranh giới phân chia khối CTĐĐL theo kết quả tính toán giá trị chỉ số khúc khuỷu Smf: đứt gãy Sơn La Smf = 1,5 – 2,1; đứt gãy Đông Tuần Giáo Smf = 1,3 – 2,0; đứt gãy Pu Ma Smf = 1,6 – 1,9; đứt gãy Mường Than – Khánh Yên Smf = 1,5 – 1,6. Đứt gãy có biểu hiện hoạt động trung bình gồm: đứt gãy Sông Mã Smf = 2,1 – 2,3; đứt gãy Mường La - Bắc Yên Smf = 2,1 – 2,5; đứt gãy Phong Thổ Smf = 1,7 – 2,3; đứt gãy Lai Châu - Điện Biên Smf = 1,6 – 2,7; Sông Đà Smf = 1,5 – 2,3. Các đứt gãy còn lại có biểu hiện hoạt động yếu gồm: đứt gãy Sông Hồng Smf = 2,3 – 2,7; Phan Sipan Smf = 2,2 – 2,7; Tây Tuần Giáo Smf = 2,1 – 3,0; Sông Chảy Smf = 3,2 – 3,5.
Kết quả nghiên cứu dự báo động đất theo tài liệu cổ động đất cho thấy nhiều khả năng động đất với magnitude cực đại lớn hơn 7,5 độ Richter đã xuất hiện trong khu vực nghiên cứu. Trong vùng nghiên cứu đã dự báo được các nút có nguy cơ động đất với ngưỡng magnitude Mo ³ 4,0 và Mo > 5,0. Cụ thể với Mo > 4,0 gồm các nút V9, V16, V25, V31, V38, V41, V42, V44, V48, V49, V57, V60, V61, V64, V66, V69; với magnitude Mo ³ 5,0 gồm các nút V1, V2, V6, V8, V9, V10, V11, V12, V13, V15, V23, V58, V61, V69, V70. Các vùng có nguy cơ xuất hiện động đất mạnh với magnitude 6,7 ¸ 6,8 (động đất lớn nhất đã quan sát được) phân bố chủ yếu trên các đới đứt gãy là ranh giới phân chia các khối cấu trúc CTĐĐL cấp II như; Sơn La, Sông Mã, Tuần Giáo, Lai Châu - Điện Biên, Fumatun, Phong Thổ - Mù Căng Chải, Than Uyên, Lào Cai-Sapa.
Luận án đã lựa chọn một hệ phương pháp phân tích hợp lý và các tiêu chí về địa chất, địa vật lý, địa mạo, địa chấn trong nghiên cứu phân chia cấu trúc địa động lực và đánh giá dự báo động đất cho vùng Tuần Giáo và kế cận. Luận án cung cấp những kết quả nghiên cứu mới, góp phần bổ sung phương pháp luận trong nghiên cứu và thành lập bản đồ địa động lực phục vụ đánh giá dự báo động đất.
Xem thông tin chi tiết. |