1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cù Thị Thanh Thúy. 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 2/4/1982 4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận án: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo ở Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Hà Đông) 8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 62 31 0301 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo trong 12 tháng vừa qua – đặc biệt gia đình vợ chồng cùng theo đạo Công giáo cũng mang tính phổ biến tuy nhiên với mức độ thấp hơn so với những mô hình gia đình vợ chồng không cùng theo đạo Công giáo. Có 2 yếu tố tác động đến việc xuất hiện mâu thuẫn: số con; vàsự khác biệt về đặc điểm cá nhân, tôn giáo. Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo được được đánh giá theo ba chiều cạnh: nhận thức, thái độ; hành vi; tâm lý cảm xúc. Về khía cạnh nhận thức, người Công giáo nói chung có sự tương thích nhất định về niềm tin tôn giáo cũng như thái độ của họ đối với mối quan hệ vợ chồng. Có 3 nhóm hành vi biểu hiện cho mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo, và chủ yếu biểu hiện ở nhóm ít nghiêm trọng, tình trạng mâu thuẫn nghiêm trọng và mang tính xung đột bạo lực rất ít. Chiều cạnh tâm lý cảm xúc của mâu thuẫn cho thấy những tác động tiêu cực lên mối quan hệ vợ chồng không quá nghiêm trọng. Có 2 xu hướng cơ bản cho việc giải quyết mâu thuẫn vợ chồng: xu hướng ôn hòa, và xu hướng cực đoan. Tuy nhiên, xu hướng chung trong giải quyết mâu thuẫn là xu hướng ôn hòa Sự tương đồng về tôn giáo giúp các cặp vợ chồng dễ dàng trong việc chia sẻ những giá trị đạo đức chung, có tác dụng ngăn chặn và phòng ngừa xung đột. Niềm tin và sự thực hành tôn giáo của cá nhân giúp làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các hành vi và ứng xử giữa vợ và chồng trong quá trình mâu thuẫn. Đạo Công giáo đã có vai trò quan trọng trong việc xoa dịu, giảm bớt những tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần trong mâu thuẫn vợ chồng; thúc đẩy họ lựa chọn các giải pháp ôn hòa nhằm hóa giải mâu thuẫn; định hướng hành vi của vợ chồng trong giải quyết mâu thuẫn và cung cấp những hỗ trợ trực tiếp về các hoạt động mang tính tư vấn, chia sẻ, cầu nối làm lành giữa vợ chồng. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:(nếu có) 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: - Lối sống của người Công giáo - Vai trò của đạo Công giáo với việc giáo dục trẻ em 14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án. - Cù Thị Thanh Thúy (2016), "Mối quan hệ giữa hôn nhân và tôn giáo từ những góc nhìn khác nhau", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (1b), tr. 143-152. - Cù Thị Thanh Thúy (2017), "Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình", Tạp chí nghiên cứu Khoa học Công Đoàn (7), tr. 38-44. - Cù Thị Thanh Thúy (2017), "Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu", Tạp chí Xã hội học (3), tr. 67-79. - Cù Thị Thanh Thúy (2017), "Lý thuyết xung đột trong lý giải mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình", Tạp chí nghiên cứu Khoa học Công đoàn (9), tr. 63-66. |