1. Họ và tên: Nguyễn Quang Anh 2.Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 12/11/1987 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 4860/QĐ-ĐHKHTN ngày 24/11/2014 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận án: “Cơ sở địa mạo cho xác định các điểm cư trú và bảo tồn các di tích của người tiền-sơ sử khu vực Thành phố Hà Nội” 8. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường 9. Mã số: 9850101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Bào 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đúc rút được cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa địa hình, tiến hóa địa mạo với các di tích, di chỉ khảo cổ học liên quan đến quá trình tụ cư, định cư, di cư của con người từ Pleistocene muộn tới Holocene muộn. - Xác định được đặc điểm phân bố của các di tích, di chỉ khảo cổ trên các dạng địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau trong phạm vi thành phố Hà Nội. - Làm rõ được mối liên quan giữa tiến hóa địa mạo với các vị trí cư trú của người tiền - sơ sử, làm cơ sở cho việc định hướng tìm kiếm, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di chỉ khảo cổ thời tiền - sơ sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: - Xây dựng bản đồ địa mạo ứng dụng xác định các khu vực tiềm năng có di tích, di chỉ khảo cổ học thời tiền - sơ sử. - Định hướng, tổ chức không gian qui hoạch đô thị Hà Nội, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di chỉ khảo cổ học thời tiền - sơ sử, phục vụ phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội. - Lý giải và làm sáng tỏ quá trình hình thành và cư trú của cư dân thời tiền - sơ sử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Mở rộng khu vực nghiên cứu ra toàn bộ đồng bằng sông Hồng và toàn bộ diện phân bố của các nền văn hóa khảo cổ để có cái nhìn rộng và đầy đủ hơn về quá trình cư trú của người cổ ở miền Bắc Việt Nam. - Tiến hành các nghiên cứu về đặc điểm địa mạo của các di tích cư trú đồng bằng ven biển miền ở đồng bằng ven biển miền Trung. - Tiếp tục các nghiên cứu về địa khảo cổ, địa mạo văn hóa, địa di sản và địa lý lịch sử trong việc làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa khảo cổ và địa di sản. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1] Đặng Văn Bào, Nguyễn Quang Anh, Đặng Kinh Bắc, Phạm Thị Phương Nga (2014), “Địa mạo và vị trí định cư của người Việt cổ (lấy ví dụ: khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội)”, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8: Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, phát triển và hội nhập. [2] Nguyễn Quang Anh (2016), “Đặc điểm phân bố di chỉ khảo cổ thời kỳ tiền sử trên các dạng địa hình khu vực Hà Nội”, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 9: Khoa học Địa lý Việt Nam với phát triển kinh tế xanh. [3] Nguyễn Quang Anh (2017), “GIS and Geomorphology Apply to Research Distribution Characteristics of the Prehistoric Archaeological Site in Ha Noi”, The 6th International Conference on Asian Network of GIS-based Historical Studies (ANGIS 2017), Guangzhou, China. [4] Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Anh (2018), “Nghiên cứu xác định dòng sông Tiêu Tương cổ (Bắc Ninh) (Qua phương pháp tiếp cận liên ngành)”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQGHN, số 3. [5] Nguyễn Quang Anh (2018), “Vị thế địa lý và tài nguyên thiên nhiên Hà Nội”, Chương 2, Giáo trình Hà Nội học, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. [6] Nguyễn Quang Anh (2019), “Quá trình khai phá và định cư trung tâm châu thổ sông Hồng (Hà Nội) của cư dân Đông Sơn”, Hội thảo khoa học Quốc gia: Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 9-2019. |