TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 16:10:48 Ngày 19/08/2021 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thu Hà
Tên đề tài: Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và từ tính của các phức chất dị nhân chứa phối tử thioure vòng càng

1. Họ và tên: Nguyễn Thu Hà                                          2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 11/09/1983                                                4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 2875/QĐ-ĐHKHTN ngày 07/8/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

Quyết định gia hạn số 2064/QĐ-ĐHKHTN ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Quyết định gia hạn số 569/QĐ-ĐHKHTN ngày 14 tháng 02 năm 2020.

7. Tên đề tài luận án: Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và từ tính của các phức chất dị nhân chứa phối tử thioure vòng càng

8. Chuyên ngành: Hóa vô cơ                                          9. Mã số: 9440112.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hùng Huy

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã tổng hợp thành công 18 phức chất dị nhân chứa phối tử H2L trong đó có 17 phức chất mới, bao gồm: 6 phức chất thuộc dãy LnZnL, 10 phức chất thuộc dãy LnMnL, 01 phức chất hỗn hợp hóa trị [CuIICuI2L2]n và 01 phức chất [KCu2L2](PF6). Thành phần, cấu trúc của các phức chất được xác định bằng các phương pháp: hóa học, vật lý và hóa lý. 15 phức chất đã được xác định cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.

- Đã thành công trong việc mô phỏng sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ từ cảm mol đối với phức chất GdZnL và SmZnL. Độ sai lệch giữa giá trị mô phỏng và giá trị thực nghiệm đối với GdZnL và SmZnL lần lượt là là R(χM) = 0,90%,  R(χMT) = 1,20% và R(χM) = 0,09%, R(χMT) = 0,55 %.

- Đã mô phỏng thành công sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ từ cảm mol đối với phức chất LaMnL. Độ sai lệch R(χM) và R(χMT) tương ứng là 0,13% và 0,91%. Đã nghiên cứu chi tiết về tương tác từ trong bốn phức chất LnMnL (với Ln = Sm, Nd, Gd và Dy). Kết quả cho thấy, tương tác giữa Ln(III) (Ln = Sm, Nd) và Mn(II) là tương tác sắt từ yếu, giữa Gd(III) và Mn(II) là tương tác sắt từ trung bình, còn giữa Dy(III) và Mn(II) có tương tác sắt từ rất mạnh.

- Đã xác nhận cấu trúc polime của phức chất [CuIICuI2L2]n bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể. Đây là phức chất hỗn hợp hóa trị đầu tiên của phối tử H2L được công bố.

- Đã xác định được hai dạng cấu trúc của [KCu2L2](PF6) và nghiên cứu khả năng trao đổi ion K+ trong phức chất này với các ion kim loại kiềm khác. Qua đó, xác nhận sự tồn tại của dãy phức chất [MCu2L2](PF6) (M là các kim loại kiềm) với độ bền tương đối trong dãy theo thứ tự là: [KCu2L2]+ > [NaCu2L2]+ > [RbCu2L2]+ >  [CsCu2L2]+ > [LiCu2L2]+.

- Đã thành công trong việc mô phỏng sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ từ cảm mol đối với phức chất [KCu2L2](PF6)-a. Trong đó, tương tác giữa Cu(II)-Cu(II) là phản sắt từ và tương tác giữa các đơn vị [KCu2L2]+ là sắt từ. Độ sai lệch R(χM) và R(χMT) giữa kết quả mô phỏng và thực nghiệm lần lượt là 0,98% và 2,97%.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Phức chất dị nhân có ứng dụng rộng rãi trong chế tạo vật  liệu tiên tiến như vật liệu từ, vật liệu phát quang, vật liệu chủ-khách và xúc tác hai chức năng. Nghiên cứu từ tính của phức chất dị nhân là một hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam. Kết quả của luận án sẽ là tiền đề để các nhóm nghiên cứu mở rộng nghiên cứu từ tính của các phức chất với các hệ phối tử khác nhau.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu chế tạo vật liệu từ trên cơ sở các phức chất dị nhân chứa phối tử thioure vòng càng.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Thu Hà, Thiều Thị Thơm, Nguyễn Trần Tâm, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Hùng Huy (2017), “Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc phức chất ba nhân của Mn2+ và Pr3+ với phối tử 2,6-pyriđinđicacbonyl-bis(N,N-đietylthioure)”, Tạp chí Hóa học T5(e12), tr. 232-235.

[2] Nguyễn Thu Hà, Vũ Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Hương Huế, Nguyễn Hùng Huy (2018), “Nghiên cứu cấu trúc phức chất hỗn hợp kim loại của Mn(II), Tb(III) với phối tử đipicolinoyl-2,6-bis(N,N-đietylthioure”, Tạp chí Hóa học T56(6E2), tr. 186-189.

[3] Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Hùng Huy (2019), “Nghiên cứu cấu trúc phức chất dị nhân Mn2+/Ce3+ với phối tử đipicolinoyl-2,6-bis(N,N-đietylthioure)”, Tạp chí Hóa học T57(2E12), tr. 85-89.

[4] Chien Thang Pham, Thu Ha Nguyen, Thi Nguyet Trieu, Kenji Matshumoto, Hung Huy Nguyen (2019), “Syntheses, Structures and Magnetism of Trinuclear Zn2Ln Complexes with 2,6-Dipicolinoylbis(N,N-diethylthiourea)”, Journal of Inorganic and General Chemistry, pp. 1072-1078.

[5] Chien Thang Pham, Thu Ha Nguyen, Kenji Matsumoto,  Hung Huy Nguyen (2019), “Cu(I)/Cu(II) complexes with Dipicolinoylbis(N,N-diethylthiourea): Structures, Magnetism  and Guest Ion Exchange”, European Journal of Inorganic Chemistry 38, pp. 4142-4146.

 Bích Vân - VNU - HUS
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ