Sự kiện này thuộc Liên hoan sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2020 - chuỗi các sự kiện và hoạt động giáo dục, đào tạo và chia sẻ thông tin, cập nhật xu hướng được hợp tác phát triển, và thực hiện bởi Đại học RMIT Việt Nam, Tổ chức Giáo dục, Khoa học & Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) và cùng các đối tác khác từ ngày 7 - 22/11/2020 tại Hà Nội, Huế và Tp Hồ Chí Minh; nhằm tôn vinh các cá nhân - tập thể cùng các dự án - tác phẩm sáng tạo cũng như nền văn hoá Việt Nam. Các diễn giả tại Tọa đàm Với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, công nghệ và những người thực hành văn hóa, tọa đàm đã đem lại những góc nhìn thực tiễn về việc phát triển kinh tế văn hóa ở Việt Nam, những thách thức và những cơ hội kết hợp giữa tri thức văn hóa, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật (và các yếu tố khác) để làm tăng giá trị của các sản phẩm văn hóa Việt Nam và việc khởi nghiệp dựa trên các sản phẩm văn hóa Việt. Diễn giả của buổi tọa đàm gồm có bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng phòng Văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội; đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Về phía ĐHQGHN có TS. Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ; PGS.TS. Trần Xuân Tú - Trường ĐH Công nghệ; PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú -Trường Kinh tế. Buổi tọa đàm được điều phối bởi TS.MC Trịnh Lê Anh – giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và TS. Lư Thị Thanh Lê – giảng viên Trường ĐH Việt Nhật. Các diễn giả tại Tọa đàm Tại tọa đàm, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng phòng Văn hóa, Văn phòng UNESCO Hà Nội đã giới thiệu về “Bộ chỉ số Văn hóa trong phát triển của UNESCO: áp dụng vào Việt Nam”. Bà Phạm Thị Thanh Hường cũng đưa ra một số so sánh, nhận xét giữa khung chỉ số hiện tại của Việt Nam và khung chỉ số quốc tế với mục đích hướng đến khắc phục được những điểm hạn chế phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế văn hóa của đất nước. Các diễn giả cho rằng, văn hóa không tách rời mà có đóng góp và tác động trực tiếp đến kinh tế. Nền kinh tế văn hóa Việt Nam đã tồn tại lâu nhưng chưa thực sự được nhận diện. Văn hóa không chỉ tác động đến kinh tế mà còn đến các lĩnh vực khác như giáo dục, di sản, truyền thông, quản trị, xã hội, bình đẳng giới. Cũng tại tọa đàm, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, PGS.TS. Trần Xuân Tú, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú và TS. Lư Thị Thanh Lê đã chia sẻ về việc thực hành văn hóa cũng như trao đổi về việc huy động tổng hợp các yếu tố văn hóa, kinh tế, công nghệ cho việc phát triển nền kinh tế văn hóa Việt Nam. Theo các diễn giả, bản chất của văn hóa là sự sáng tạo, hướng tới các giá trị nhân văn, hướng tới cái đúng, cái tốt để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cuộc tọa đàm hi vọng sẽ mở ra những hợp tác mang tính liên ngành giữa các nhà khoa học trong ĐHQGHN, giữa các nhà khoa học ĐHQGHN với các cơ quan, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế văn hóa, nhằm đem lại những sáng kiến, giải pháp hiệu quả nhằm phát huy giá trị của văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay. Quý vị có thể theo dõi video tọa đàm tại đây: https://www.facebook.com/vfcd.events/videos/1273923786334071 Quý vị có thể theo dõi video tọa đàm tại đây: https://www.facebook.com/vfcd.events/videos/1273923786334071 Các tin liên quan: VSL - TALK số 7: Quản trị đại học trước xu thế tự chủ và hội nhập VNU-VSL: Kết nối cộng đồng nhà khoa học vì sự phát triển của ĐHQGHN - VNU – VSL: Nhịp cầu thúc đẩy đổi mới, sáng tạo - VNU – VSL: Tọa đàm số 3 về chủ đề “Thúc đẩy quyền năng phụ nữ trong khoa học” - VSL: cầu nối của tri thức, gia tăng các giá trị khoa học |