TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Tin tức chung 19:09:12 Ngày 29/10/2021 GMT+7
Bế mạc ICVNS 2021: Nhiều vấn đề mới được gợi mở, hứa hẹn những chất liệu quý báu cho các kỳ Hội thảo tiếp theo
Trải qua 2 ngày làm việc khoa học, nhiệt huyết và hiệu quả, Hội thảo quốc tế Việt nam học lần thứ VI đã chính thức khép lại với kết quả 10 tiểu ban nội dung đều đưa ra được nhiều vấn đề nghiên cứu về Việt Nam trên cả bề rộng và đi vào chiều sâu.

Phiên bế mạc do Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Đặng Xuân Thanh và Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn chủ trì, với sự tham gia của các lãnh đạo các Bộ ngành Trung Ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các trường đại học, và đaị diện một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Một trong những điểm nổi bật nhất của Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ VI này là các nhà khoa học đã đề cập đến những nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều khía cạnh, nhiều phương diện. Ngoài những vấn đề về tư tưởng, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, dân tộc, tôn giáo… hội thảo còn tập trung vào mối quan hệ của Việt Nam với thế giới, đề cập toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật, giáo dục, môi trường,… của Việt Nam từ góc độ Việt Nam học. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ Hội thảo Việt Nam học có tiểu ban “Tư tưởng, chính trị” nhưng phiên thảo luận này được các nhà khoa học đánh giá là sôi nổi và tích cực, thể hiện một lĩnh vực tiềm năng cần được tiếp cận dưới góc độ Việt Nam học nói riêng và trong mối tương quan với các ngành khoa học khác nói chung.

Ban Tổ chức đã nhận được hơn 700 bài tham luận, tuy nhiên, do thời gian có hạn, trong khuôn khổ Hội thảo lần thứ VI đã có hơn 120 tham luận được trình bày, đem đến các cách tiếp cận đa chiều về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt, trong đó có rất nhiều nghiên cứu ý nghĩa đến từ các học giả quốc tế.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Đặng Xuân Thanh: trong quá trình nghiên cứu và thảo luận, nhiều vấn đề mới đã được gợi mở, trở thành là chất liệu quý báu để các nhà khoa học cùng suy tư và tìm kiếm cơ hội tiếp tục thảo luận sâu hơn, hiệu quả hơn.

Thành công của Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI, một mặt, thể hiện sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước đối với Việt Nam; mặt khác, cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các nhà khoa học cũng như ngành Việt Nam học. Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ đến dự khai mạc, phát biểu chào mừng Hội thảo và trực tiếp chủ trì phiên tham luận của các học giả quốc tế.

Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn khẳng định thành công của diễn đàn là một thành công chung, với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính, sự phối hợp của các bộ ngành liên quan, sự chia sẻ, cảm thông và tham gia nhiệt thành của các nhà khoa học quốc tế và trong nước, sự đóng góp thầm lặng của những đơn vị, cá nhân tham gia tổ chức.

Theo định kỳ, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VII sẽ được tổ chức vào năm 2025. Phát biểu tại phiên bế mạc, lãnh đạo ĐHQGHN và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức thành công kỳ Hội thảo mới, với những đóng góp mới, trong đó cả hai cơ quan mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ và các cơ quan trung ương, UNBD thành phố Hà Nội và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế.

Tiểu ban Văn hóa báo cáo kết quả làm việc

Chiều qua, Diễn đàn khoa học “Việt Nam học: thành tựu và triển vọng” nằm trong khuôn khổ Hội thảo, do ĐHQGHN chủ trì cũng đã kết thúc tốt đẹp. Diễn đàn đã mở ra một không gian kết nối, mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới và nhân loại trong bối cảnh trải qua những biến chuyển to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với những mối quan tâm chung ngày càng gia tăng.

Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI năm 2021 do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và ĐHQGHN đồng tổ chức. Hội thảo có 10 tiểu ban và 1 Diễn đàn diễn ra trong hai ngày 28-29/10/2021.

Các Tiểu ban nội dung:

Tiểu ban 1: Các vấn đề khu vực và quốc tế

Tiểu ban 2: Tư tưởng, chính trị

Tiểu ban 3: Dân tộc, Tôn giáo

Tiểu ban 4: Giáo dục, Đào tạo và Phát triển Con người

Tiểu ban 5: Kinh tế, Công nghệ, Môi trường

Tiểu ban 6: Ngôn ngữ, Văn học

Tiểu ban 7: Nhà nước và Pháp luật

Tiểu ban 8: Lịch sử, Khảo cổ, Hán Nôm

Tiểu ban 9: Văn hóa

Tiểu ban 10: Xã hội

>>> Một số hình ảnh khác tại sự kiện:

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến

>>> Các tin liên quan:

- Việt Nam học: Thành tựu và triển vọng

ICVNS 2021: Hạn chế những tổn thất của đại dịch trong hiện tại và tương lai là đầu bài của tất cả các ngành khoa học

[Video] Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững" phỏng vấn GS.TSKH Vũ Minh Giang

[Infographic] Diễn đàn Việt Nam học: Thành tựu và Triển vọng

[Infographic] Các kỳ Hội thảo quốc tế Việt Nam học

[Video] Các kỳ Hội thảo quốc tế Việt Nam học

[Video] Thế mạnh hàng đầu của ĐHQGHN là truyền thống học thuật được kế thừa từ ĐH Đông Dương đến ĐH Tổng hợp Hà Nội

[Video] Việt Nam học với một thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ

Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI diễn ra vào ngày 28 - 29/10/2021

 Thùy Trang - Ảnh: Quốc Toản - VNU Media
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ