Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của VNU-SIS năm 2022. Tham dự hội thảo có đại diện ĐHQGHN; Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL Hà Nội; Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á, ĐHQGHN; các chuyên gia khách mời, các nhà khoa học trong cả nước, các tác giả tham luận; các đại biểu quan tâm tới lĩnh vực di sản cùng gần 150 nhà khoa học, nhà quản lý, đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Liên ngành, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu cho biết: Việt Nam là một quốc gia có số lượng di sản phong phú, loại hình đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc. Di sản được coi như là tài sản văn hóa, vô giá đối với cộng đồng, dân tộc, quốc gia và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. Tuy nhiên, di sản cũng đang đứng trước nhiều thách thức về sự tồn tại, bảo vệ và phát huy giá trị. Di sản bị mai một, hư hại do tác động của thiên tai cũng như sự can thiệp con người một cách thiếu kiểm soát, sai mục đích, vô nguyên tắc. Hiện nay, Việt Nam có trên 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; 3.581 di tích quốc gia; 119 di tích quốc gia đặc biệt, 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 14 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh; 396 di sản văn hóa phi vật thể ghi danh trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 di sản tư liệu thế giới và 4 di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều di sản bị xâm hại trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích; khai thác quá mức nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên trong khi chưa quan tâm đầy đủ đến tính hài hòa và bền vững về mặt môi trường và xã hội; hay hiểu sai về vai trò của cộng đồng trong thực tiễn bảo vệ di sản, đặc biệt là đối với di sản văn hóa phi vật thể. Di sản Việt Nam được bảo vệ theo thể chế bởi các Công ước UNESCO như Công ước 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và những chương trình ký ức thế giới, hệ thống luật pháp và các cơ quan, ban ngành hữu quan. Lĩnh vực di sản đã và đang là một phần của cuộc sống con người, của công tác văn hóa về di sản, cũng như là một chủ đề được các chuyên gia từ các ngành khoa học liên ngành trên toàn thế giới quan tâm. Di sản cũng là một chương trình đào tạo cho các chuyên viên, nhà báo, cho nghiên cứu sinh, học viên thạc sĩ và sinh viên để có kiến thức chuyên sâu về di sản, phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh đó, VNU-SIS với tâm thế của một đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Di sản đặt mình cùng nỗ lực của quốc gia. Cùng với các chương trình đào tạo đã, đang và được triển khai, các hoạt động hợp tác về khoa học của Khoa với các đơn vị nghiên cứu và thực hành về di sản trên cả nước đang dần được hình thành và hiện thực hoá bởi các đề tài, nhiệm vụ do Khoa chủ trì hoặc cán bộ, giảng viên và học viên của Khoa tham gia, góp phần vào chiến lược phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Từ những lý do nêu trên, VNU-SIS tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đương đại: Thách thức và triển vọng” như là một sự kiện khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với công tác nghiên cứu và đào tạo về di sản. Hội thảo hội tụ những nhà khoa học đầu ngành về di sản, các chuyên gia, các nhà quản lý trung ương và địa phương, các nhà báo, đại diện cộng đồng tham dự. Hội thảo là một diễn đàn học thuật cần thiết để các nhà khoa học, nhà quản lý trình bày, trao đổi về các khía cạnh của công tác quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh đương đại. Những kiến thức, sự trao đổi học thuật và kinh nghiệm thực tế về di sản từ của các đại biểu sẽ được công bố trong kỷ yếu Hội thảo, góp phần phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo về di sản ở Việt Nam nói chung, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN nói riêng. Hội thảo tập trung vào các nội dung sau: Di sản học, lý thuyết và cách tiếp cận; Bảo vệ và phát huy di sản trong phát triển; Những thách thức bảo vệ và phát huy di sản trong bối cảnh đương đại; Nguồn nhân lực và giáo dục di sản. Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Khoa học và Công nghệ ĐHQGHN Vũ Văn Tích nhấn mạnh đây là hội thảo có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Khoa các Khoa học Liên ngành, ĐHQGHN mà còn có ý nghĩa tích cực đối với ngành Di sản Việt Nam. Trưởng Ban Vũ Văn Tích đánh giá cao ý tưởng của Khoa và mong muốn sắp tới đây hội thảo như là sự kiện thường niên để tạo diễn đàn chung để các nhà khoa học, nhà quản lý, đối tác doanh nghiệp cùng gắn kết, trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan bảo tồn và phát huy giá trị di sản chung của Việt Nam. Cùng liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để có cơ chế, cách thức tối ưu nhất để giới thiệu di sản nước nhà vươn ra thế giới. Cho đến nay, VNU-SIS là nơi quy tụ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về di sản nhằm đào tạo các ngành học liên quan đến di sản hệ đại học và sau đại học mang tính liên ngành cao. Sắp tới đây, Khoa sẽ là nới đào tạo nên đội ngũ quản lý, chuyên gia chất lượng cao về ngành di sản này. Đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTT&DL, Phó Cục trưởng Trần Đình Thành bày tỏ sự cảm ơn Khoa các Khoa học Liên ngành, ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo có ý nghĩa này. Phó Cục trưởng tin tưởng hội thảo sẽ mang lại những góc nhìn chuyên sâu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản của Việt Nam. Đây là bước tiền đề để thông qua các hoạt động nghiên cứu sự nghiệp bảo tồn di sản mang lại hiệu quả cao góp phần phát triển nền kinh tế xã hội cho nước nhà. Năm 2021, lần đầu tiên trong cả nước VNU-SIS đã mở chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Tài nguyên di sản. Với tiếp cận liên ngành, Cử nhân Quản trị tài nguyên di sản là chương trình đào tạo đầu tiên mang tính toàn diện và trực tiếp vào những thách thức thực tiễn của di sản ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những kiến thức về quản lý, bảo tồn di sản, các bạn còn có tư duy kinh tế, khởi nghiệp để từ đó góp phần phát huy giá trị di sản theo hướng bền vững, cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và nền kinh tế văn hóa của quốc gia. Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp các kiến thức về di sản văn hóa mà cả về di sản thiên nhiên; không chỉ các kiến thức về KHXH&NV mà cả các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức về quản trị, kinh tế, truyền thông, pháp luật. Đặc biệt hơn, hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin và các giải pháp quảng bá trực quan, sinh động trên nền tảng công nghệ đang góp phần rất lớn vào quản lí, bảo tồn và quảng bá di sản. Trong thời gian tới, VNU-SIS sẽ mở thêm bậc tiến sĩ về đào tạo ngành Tài nguyên Di sản để nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho đất nước về ngành di sản mang tính liên ngành. | 6 cách để thí sinh đến với các chương trình đào tạo cử nhân của Khoa các Khoa học Liên ngành, ĐHQGHN trong năm 2022 như sau: 1) Xét tuyển kết quả thi THPT năm 2022; 2) Xét tuyển kết quả bài thi Đánh giá Năng lực do ĐHQG tổ chức; 3) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và #ĐHQGHN; 4) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và tổng điểm 02 môn thi tốt nghiệp #THPT trong tổ hợp xét tuyển tương ứng; 5) Xét tuyển kết quả trong các kỳ thi chuẩn hóa #SAT, #ACT; 6) Xét tuyển chứng chỉ #ALevel. TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2022 #QHK 1. Cử nhân Quản trị thương hiệu 2. Cử nhân Quản trị tài nguyên di sản 3. Cử nhân Quản lí giải trí và sự kiện 4. Cử nhân Quản trị đô thị thông minh và bền vững
| >>>>> Các tin bài liên quan -ĐH Quốc gia Hà Nội mở ngành học mới, cử nhân Quản trị Tài nguyên di sản -Năm 2020: ĐHQGHN tuyển sinh Chương trình đào tạo thạc sĩ Di sản học khóa đầu tiên - VNU – SIS: Xây dựng các chương trình đào tạo mới có tính liên ngành cao và đáp ứng nhu cầu xã hội - VNU – SIS: Thêm 41 tân Thạc sĩ nhận bằng Thạc sĩ khoa học liên ngành |