1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bảo Ngân 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 13/4/1983 4. Nơi sinh: Quảng Ninh 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2331/QĐ-ĐHNN ngày 23/12/2016 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 8. Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Trung Quốc 9. Mã số: 9140234.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cầm Tú Tài 11. Tóm tắt các kết quả của luận án: Để tìm hiểu về tình hình sử dựng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc ở các trường đại học tại Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về hiện trạng giảng dạy nghe và nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin tại 3 trường lớn ở Việt Nam, đó là Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Ngoại ngữ Huế và Đại học Ngoại thương. Thông qua các câu hỏi điều tra, quan sát lớp học, phỏng vấn để điều tra ứng dụng đa phương tiện trong dạy nghe và nói tiếng Trung Quốc. Sau khi điều tra, việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ là cơ sở để đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu. Dựa trên các kết quả điều tra phía trên, chúng tôi thấy rằng phương pháp dạy và học kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cần được cải thiện. Do đó, chúng tôi đã nêu ra một số đề xuất và kiến nghị về phương pháp giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể, chúng tôi đã nêu ra 4 kiến nghị, bao gồm các nguyên tắc dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, lý thuyết về giảng dạy qua công nghệ thông tin, các hoạt động giảng dạy nghe nói tiếng Trung Quốc qua công nghệ thông tin và mô hình giảng dạy nghe nói tiếng Trung Quốc qua công nghệ thông tin. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ mang lại lợi ích cho việc dạy và học tiếng Trung Quốc của giáo viên và sinh viên dưới sự hỗ trợ của CNTT, dựa vào tình hình thực tế, giáo viên và sinh viên có thể lựa chọn cho mình phương pháp dạy và học phù hợp với bản thân để nâng cao hiệu quả học tập. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Cung cấp những ứng dụng cụ thể để hỗ trợ cho việc giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (1) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2017). 浅谈多媒体教学法在汉语教学中的应用意义, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia dành cho học viên cao học & nghiên cứu sinh lần thứ nhất (GRS 2017), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN 978-604-62-9306-4): tr425-429. (2) Nguyễn Thị Bảo Ngân, Nguyễn Thị Vĩnh Bình (2018). 建构主义理论在汉语听说技能多媒体教学中的应用, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế dành cho học viên cao học & nghiên cứu sinh năm 2018 (GRS 2018). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (ISBN 978-604-62-6097-4): tr495-501. (3) Nguyễn Thị Bảo Ngân (2019). Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, (ISSN 2525-2232) tập 20 (7/2019): tr22-28. |