TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 00:07:42 Ngày 06/08/2016 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Phan Nhật Trinh
Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

1.     Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phan Nhật Trinh

2.     Giới tính: Nam

3.     Ngày sinh: 04/08/1957

4.     Nơi sinh: Hải Dương

5.     Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2416/2015/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.     Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7.     Tên đề tài luận án: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)

8.     Chuyên ngành: Tôn giáo học

9.     Mã số: 62 22 90 01

10.  Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

11.  Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (qua một số ngôi chùa tại Hà Nội) dưới góc độ Tôn giáo học.

- Luận án phân tích những mặt tích cực đồng thời chỉ ra những bất cập của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng là Phật giáo và thờ cúng tổ tiên.

-  Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Luận án đưa ra xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và thờ cúng tổ tiên của người Việt, những kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những mặt tích cực, hạn chế những bất cập của sự dung hợp Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong giai đoạn hiện nay..

12.      Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án đóng góp thêm một cái nhìn mới trong nghiên cứu tôn giáo học: nhìn nhận trong sự dung hợp lẫn nhau, thấy được ý nghĩa của sự dung hợp đó với sự tồn tại, phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

- Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa nói chung, tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, đặc biệt là Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

 - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch chính sách tôn giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu về sự dung hợp Phật giáo và các tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt, đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Xu hướng phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

- Vai trò của Phật giáo với văn hóa Việt Nam hiện nay.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Phan Nhật Trinh, Phạm Thế Quốc Huy (2014), "Giá trị nhân văn trong quan niệm về con người của Phật giáo và Islam", Kỷ yếu Tọa đàm khoa học quốc tế: Tính hiện đại và đời sống tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr. 549-560.

2. Phan Nhật Trinh (2015), "Sự dung hợp Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện qua nghi lễ của người Việt hiện nay (Qua khảo sát một số chùa ở Hà Nội)", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (11), tr. 59 - 66.

3. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2015), "Phát huy giá trị văn hóa của sự dung hợp Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt", Tạp chí Giáo dục lý luận (238), tr. 30-33.

4. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2015), "Thứ nhất tu nhà...", Kỷ yếu tọa đàm khoa học Vu Lan - Báo hiếu của đạo Phật với xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Tôn giáo, tr. 167-171.

5. Phan Nhật Trinh (2015), "Xu hướng biến đổi của sự dung hợp giữa Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên của người dân Hà Nội hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (9), tr. 108-118.

6. Phan Nhật Trinh (Thích Nguyên Hạnh) (2016), "Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên biểu hiện qua thực hành tín ngưỡng của người Việt hiện nay", Tạp chí Công tác tôn giáo (1+2), tr. 100-105.

 

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ