1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Sinh ngày 21 tháng 07 năm 1982
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận NCS số: 3076/QĐ- SĐH ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
9. Mã số: 62 22 34 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức; PGS.TS Hà Văn Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận
- Làm rõ những tác nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX.
- Xác định được những đổi mới về kết cấu tổ chức của văn bản văn xuôi mới.
- Xác định được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX.
- Đưa ra những kết luận về đặc điểm ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XX (1930-1945).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, có thể đưa vào giảng dạy, làm tài liệu nghiên cứu cho khoa Văn học, Khoa Ngữ văn ở các trường Đại trong cả nước.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu ngôn ngữ kịch giai đoạn 1930-1945.
Nghiên cứu các phương diện của ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn 1930-1945(câu, từ ngữ…)
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Hoa (2015), "Một vài nhận xét về ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố", Tạp chí Giáo dục và Xã hội (113), tr.32-35.
- Nguyễn Thị Hoa (2015), "Điểm qua một vài tác nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX", Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học – Những phương diện văn hóa truyền thống, Tập II, tr.820-826.
- Nguyễn Thị Hoa (2015), "Một vài nhận xét về ngôn ngữ hội thoại của Nguyễn Công Hoan", Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (249), tr.21-25.
>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh. |