1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Tâm 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 07/11/1989 4. Nơi sinh: Phú Thọ 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: - Quyết định số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/01/2019 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian học tập; - Quyết định số 907/QĐ-KL ngày 22/12/2017 của Chủ nhiệm Khoa Luật về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 trong Quyết định số 1292/QĐ-KL về việc phân công người hướng dẫn khoa học và đề tài luận án của nghiên cứu sinh khóa tuyển sinh năm 2015. 7. Tên đề tài luận án: Chủ nghĩa hiến pháp: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam 8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật 9. Mã số: 9380101.01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Minh Tuấn 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Thứ nhất, khái quát được quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiến pháp trên thế giới; phân tích những nội dung cơ bản về khái niệm, nội hàm, các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp; đánh giá vị trị, tầm quan trọng của chủ nghĩa hiến pháp, và giới thiệu thực tiễn thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. - Thứ hai, phân tích và làm rõ được mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp đối với các lý thuyết, phạm trù có sự giao thoa và/hoặc mối liên hệ mật thiết, gồm: hiến pháp, pháp quyền/nhà nước pháp quyền, dân chủ, và kiểm soát quyền lực nhà nước. - Thứ ba, khái quát được quá trình du nhập, phát triển của tư tưởng về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam và thực tiễn thực hành trên thực tế, qua đó so sánh và chỉ ra sự tương thích với lý luận và thực tiễn trên thế giới về chủ đề này. - Thứ tư, trên cơ sở thực hiện ba (03) nội dung nêu trên, tác giả luận án đưa ra nhận định về thuận lợi, thách thức và triển vọng của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam, qua đó góp phần thi hành hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và xây dựng nhà nước pháp pháp quyền ở Việt Nam. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học ở Việt Nam, nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về chủ nghĩa hiến pháp. Luận án sẽ là một sự bổ sung quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn vận dụng chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể có liên quan (cơ quan nhà nước, xã hội dân sự, công chúng nói chung) trong việc thúc đẩy thực hành chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu về luật hiến pháp, chính trị học và các chuyên ngành khác có liên quan tại Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: NCS sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu về chủ nghĩa hiến pháp tư pháp, chủ nghĩa hiến pháp đại chúng, chủ nghĩa hiến pháp Nho giáo, mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa Đông Á với chủ nghĩa hiến pháp phương Tây. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2020), “Pháp quyền trong mối quan hệ với quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Lập pháp, số 2+3(402+403), tr.5-15. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2019), “Một số vấn đề lí luận về chủ nghĩa hiến pháp”, Tạp chí Luật học, số 8(231), tr.14-28. Ngo T.M Huong, Vu Cong Giao, Nguyen Minh Tam (2018), “Asian Values and Human Rights: A Vietnamese Perspective”, Journal of Southeast Asian Human Rights, Vol.2 No.1 June 2018, pp.302-322. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2017), “Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công Thương, số 13 (12/2017), tr.38-43. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2017), “Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước”, Hội thảo quốc tế: Các cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam, tổ chức ngày 3/11/2017, Thành phố Huế, tr.14-47. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2016), “Cải cách để bảo đảm tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân”, Nghiên cứu Lập pháp, số 20(324), tr.3-9. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2016), “Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á và những kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, số 1(333), tr.3-12. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2015), “Quyền công dân và cơ chế bảo vệ quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013”, Nghiên cứu Lập pháp, số 11(291), tr.11-19. |