1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 13/05/1981 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 5598/QĐ-ĐHKHTN ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 4735/QĐ-ĐHKHTN ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm chất benzen, toluen, ethylbenzen và xylen lên biểu hiện của gen CYP2E1 ở người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp 8. Chuyên ngành: Hóa sinh học 9. Mã số: 9420101.16 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Phương Thuân; PGS.TS. Nguyễn Quang Huy 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đã xác định được mức độ thấm nhiễm của BTEX ở người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp: + Phát hiện được 82,19% đối tượng nghiên cứu có giới hạn nồng độ tiếp xúc với BTEX vượt tiêu chuẩn cho phép, 65,75% đối tượng có mức độ thấm nhiễm BTEX vượt tiêu chuẩn cho phép thông qua các chỉ số giám sát sinh học. + Phát hiện thực trạng tiếp xúc của đối tượng nghiên cứu với BTEX không tương ứng với các giới hạn cho phép về chỉ số giám sát sinh học hiện nay Việt Nam đang sử dụng. - Xác định biểu hiện của gen CYP2E1 của người lao động có tiếp xúc nghề nghiệp với BTEX: + Mức độ biểu hiện mARN của gen CYP2E1 ở nhóm tiếp xúc với BTEX cao hơn nhóm không tiếp xúc 10,47 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chưa phát hiện ảnh hưởng của tuổi đời, tuổi nghề đến mức độ biểu hiện mARN của gen CYP2E1. + Sử dụng mô hình hồi quy logistic cho thấy BTEX là yếu tố ảnh hưởng lên mức độ biểu hiện mARN của gen CYP2E1 (OR = 6,2; 95% CI: 1,10 - 34,87; p < 0,05). + Phát hiện nồng độ giới hạn tiếp xúc của BTEX ở đối tượng nghiên cứu có tương quan chặt chẽ với mức độ biểu hiện mRNA của CYP2E1 (hệ số tương quan R = 0,87), thuận tiện cho việc nghiên cứu, đề xuất sử dụng chỉ số mARN của gen CYP2E1 làm chỉ số giám sát sinh học cho người lao động đồng thời tiếp xúc với nhóm BTEX. - Giải trình tự gen và xác định được 4 điểm đa hình trên đoạn promoter của gen CYP2E1, 4 điểm đa hình này không ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện mARN của gen CYP2E1 nhưng liên quan đến tình trạng thiếu máu ở nhóm tiếp xúc. Đối tượng mang alen biến thể có nguy cơ thiếu máu cao hơn đối tượng không mang alen biến thể nào từ 10,45 đến 12,8 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tất cả các đối tượng nhóm tiếp xúc mang 2 alen biến thể đều bị thiếu máu. 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Luận án đã phát hiện ảnh hưởng của nhóm BTEX làm tăng biểu hiện mRNA của gen CYP2E1, mức độ biểu hiện mRNA của gen CYP2E1 có tương quan tuyến tính với tổng giá trị tiếp xúc của nhóm BTEX. Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng chỉ số mRNA của gen CYP2E1 làm chỉ số giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc đồng thời với nhóm chất BTEX. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tiếp tục nghiên cứu để đề xuất sử dụng chỉ số mRNA của gen CYP2E1 làm chỉ số giám sát sinh học cho người lao động có tiếp xúc với nhóm BTEX. Tiếp tục nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn để xác định vai trò của các đa hình đến việc chuyển hóa, đào thải của BTEX, cũng như ảnh hưởng của BTEX đến các kiểu gen của từng đa hình. Từ đó làm cơ sở cho việc khuyến cáo, bố trí công việc phù hợp cho những đối tượng mang kiểu gen có nguy cơ nhiễm độc với BTEX, dự phòng bệnh nghề nghiệp 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), “Đánh giá thực trạng tiếp xúc với benzen, toluen ở người lao động trong một số nhà máy sản xuất sơn và giầy da”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.33(1S), tr. 200-206. Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Phú Hùng, Nguyễn Thị Hồng Vân, Bùi Phương Thuận, Nguyễn Quang Huy (2018), “Đa hình trình tự promoter của genCYP2E1 ở đối tượng công nhân ngành sản xuất sơn bị phơi nhiễm với dung môi hữu cơ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.34(4), tr. 89-96. Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Phú Hùng, Bùi Phương Thuận, Nguyễn Quang Huy (2019), “Mối liên quan giữa biểu hiện mRNA của gen CYP2E1 với giới hạn nồng độ tiếp xúc của benzen, toluen, xylen và ethylbenzen ở công nhân sản xuất sơn”, Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ An toàn – Sức khỏe và môi trường lao động, (1,3&3), tr. 17-23. Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Phú Hùng, Bùi Phương Thuận, Nguyễn Quang Huy (2019), “Biểu hiện gen CYP2E1 ở người lao động trong cơ sở sản xuất sơn có tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.35(3), tr. 71-79. |