1. Họ và tên: Đoàn Hữu Dũng 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 08/07/1982 4. Nơi sinh: Nam Định 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ –XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: thay đổi tên luận án từ “Sự thể hiện ý nghĩa công cụ trong ngữ pháp tiếng Việt: So sánh với tiếng Nga” thành “Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga” vào tháng 12 năm 2018. 7. Tên đề tài luận án: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga. 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 62 22 02 40 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về miêu tả, phân tích ở cấp độ một luận án về ý nghĩa công cụ và mô hình hóa các phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Việt – Nga, góp phần làm rõ thêm việc mô tả ngữ pháp theo hướng tiếp cận của ngữ pháp truyền thống và làm rõ các vấn đề hữu quan dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống và cú pháp ngữ nghĩa. - Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn phạm vi một đối tượng như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp hiểu rõ bản chất ý nghĩa ngữ pháp công cụ, giúp dùng đúng ngữ pháp và vận hành trơn tru ngữ pháp trong các kỹ năng ngoại ngữ, giúp vận hành đúng ngữ pháp (cụ thể là ý nghĩa ngữ pháp công cụ) trong dạy – học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để biên soạn và chỉnh lí các giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt và tiếng Nga với tư cách là một ngoại ngữ hiện đang được sử dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài và đào tạo tiếng Nga cho người Việt, qua đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cả người dạy lẫn người học hai ngôn ngữ Việt – Nga, với tư cách là những ngoại ngữ, tránh được các lỗi về dùng từ, lỗi về đặt câu, lỗi do chuyển di … trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có tính ứng dụng rất lớn trong việc biên soạn các loại từ điển song ngữ Việt - Nga, Nga – Việt, các loại từ điển tường giải tiếng Việt và tiếng Nga, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Việt – Nga. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: những nghiên cứu về đối tượng này có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực khoa học dạy tiếng, cùng với việc dạy và học tiếng thực hành. Việc phát hiện những khó khăn và thuận lợi khi phải biểu thị ý nghĩa công cụ cũng giúp ích trong các nghiên cứu về lỗi, phân tích lỗi, ngừa lỗi, sửa lỗi trong dạy và học tiếng. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: - Đoàn Hữu Dũng (2018), “Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự (13), tr. 32-37. - Đoàn Hữu Dũng (2018), “Đối chiếu cách thể hiện ý nghĩa công cụ Nga - Việt nhìn từ góc độ Ngôn ngữ học Ứng dụng”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự (15), tr. 31-38 |