1. Họ và tên: Lê Thị Ngọc Lan 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/05/1981 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ - XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Thời gian đào tạo: từ 07/2017 đến 07/2020
Đã gia hạn: Lần 1: từ 07/2020 đến 07/2021; Lần 2: từ 07/2021 đến 07/2022
Tên đề tài luận án:
Đã thay đổi:
“Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi lệch chuẩn học đường của trẻ vị thành niên” đổi thành “Mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ” (Quyết định thay đổi ký ngày 30/7/2019).
7. Tên đề tài luận án: Mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ
8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương; PGS.TS. Ngô Công Hoàn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã đánh giá được thực trạng hành vi làm cha mẹ và thực trạng hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông. Cụ thể: Về hành vi làm cha mẹ, kiểm soát tâm lý con là nhóm hành vi được HS THPT đánh giá cao nhất, tiếp theo là cha mẹ hỗ trợ và cuối cùng là cha mẹ kiểm soát hành vi con. Tuy nhiên, điểm trung bình của ba nhóm hành vi không quá cách biệt cho thấy, bên cạnh một kiểu hành vi làm cha mẹ điển hình thì cha mẹ vẫn sử dụng kết hợp thêm các kiểu hành vi khác, tùy thuộc vào từng tình huống và hành vi cụ thể của con.
- Về hành vi lệch chuẩn học đường, đa số HS THPT có hành vi lệch chuẩn học đường ở mức dưới trung bình. Trong bốn nhóm hành vi lệch chuẩn học đường, nhóm hành vi vi phạm nội quy học tập và các quy định khác trong trường trường học có mức độ vi phạm nhiều nhất, tiếp đến là nhóm hành vi liên quan đến giao tiếp, ứng xử học đường, thứ ba là nhóm hành vi bắt nạt học đường, cuối cùng là nhóm hành vi liên quan đến dục tính.
- Về mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ: Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các hành vi làm cha mẹ và hành vi lệch chuẩn học đường ở HS THPT. Nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ có hành vi hỗ trợ thấp, kiểm soát hành vi lỏng lẻo nhưng lại kiểm soát tâm lý cao sẽ khiến HS THPT có xu hướng gia tăng các hành vi lệch chuẩn học đường. Ngược lại, cha mẹ có hành vi hỗ trợ cao, kiểm soát hành vi cao và kiểm soát tâm lý thấp giúp làm giảm hành vi lệch chuẩn học đường ở HS THPT.
- Về các yếu tố có khả năng dự báo ảnh hưởng đến mối quan hệ: Sự gắn kết gia đình, đặc điểm văn hóa vùng miền và thực trạng hôn nhân của cha mẹ được dự báo là ba yếu tố có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở HS THPT và hành vi làm cha mẹ.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có tính thời sự, có giá trị trong nghiên cứu và trong công tác giáo dục, định hướng giáo dục và tư vấn tâm lý học đường.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mở rộng phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ tại các tỉnh thành trong cả nước.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
Lê Thị Ngọc Lan (2018), “Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và hành vi lệch chuẩn ở trẻ vị thành niên”, Tạp chí Giáo dục (423), tr. 10-15.
Lê Thị Ngọc Lan (2020), “Mối quan hệ giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ ”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (109), tr. 106-112.
Lê Thị Ngọc Lan (2020), “Thực trạng các nhóm hành vi làm cha mẹ đối với trẻ vị thành niên ở tỉnh Nghệ An hiện nay”, Tạp chí giáo dục (482), tr 10-15.
Lê Thị Ngọc Lan (2020), “Mối tương quan giữa hành vi lệch chuẩn học đường ở học sinh trung học phổ thông và hành vi làm cha mẹ”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (117), tr.74-78, 84.
Trần Thu Hương, Trần Thu Hương, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Minh, Lê Thu Trang (2021), “Relationships between modelsof family education and deviant behaviors among teenagers”, Psychological Applications and Trends, tr. 2184-3414, ISSN 2148-2205, ISBN.
Trần Thu Hương, Lê Thị Ngọc Lan, Trần Thu Hương, Nguyễn Thị Minh (2021), “Parenting behavior as a predictor of School deviant behaviors among adolescents”, ISPEC, 7TH International Conference on social sciences & humanities, tr. 1131-1139, ISBN: 978-625-7720-64-9.
Lê Thị Ngọc Lan, Trần Thu Hương, Hà Văn Hoàng (2021), “Deviant behaviors in Vietnamese high school students and related factors”, ISPEC, 7TH International Conference on social sciences & humanities, tr. 1140-1148, ISBN: 978-625-7720-64-9.
Trần Thu Hương, Trần Thu Hương, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Quang Anh, Lê Thu Trang (2021), “Influence of family education models on deviant behaviours among teenagers in Viet Nam”, Spychology Applications & Development VII, tr. 54815-9-0, ISSN: 2183-2854, ISBN: 978-989.
Trần Thu Hương, Trần Thu Hương, Lê Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Minh (2021), “Parenting behavior as a predictor of school deviant behaviors among adolencents”, Proceedings of the 2nd International Conference on Innovation in learning Instruction and Teacher Education - ILITE 2, University of Education Publish, tr. 718-730, ISBN: 978-604-54-8739-6.
Trần Thu Hương, Lê Thị Ngọc Lan, Trần Thu Hương, Nguyễn Thị Minh (2022), “Hành vi làm cha mẹ như yếu tố dự báo cho hành vi lệch chuẩn học đường ở thanh thiếu niên”, Tạp chí Tâm lý học (1), tr. 20-36. |