TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin tức   Thông báo   Sau đại học 11:14:30 Ngày 24/07/2020 GMT+7
Thông tin LATS của NCS Trần Bảo Trâm
Tên đề tài: Nghiên cứu quần xã vi khuẩn trong đất trồng sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) và tuyển chọn một số chủng có tiềm năng ứng dụng.

1. Họ và tên: Trần Bảo Trâm                                          2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/4/1974                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: 4050/QĐ-KHTN-CTSV ngày 19/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định gia hạn số 1033/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017 và số 597/QĐ-ĐHKHTN ngày 06/3/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.    

- Quyết định số 4997/QĐ-ĐHKHTN ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu quần xã vi khuẩn trong đất trồng sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) và tuyển chọn một số chủng có tiềm năng ứng dụng.

8. Chuyên ngành: Vi sinh vật học                                               9. Mã số: 9420101.07

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hương Sơn; PGS.TS. Phạm Thế Hải

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá mức độ đa dạng quần xã vi khuẩn trong đất trồng sâm Ngọc Linh tự nhiên tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam của Việt Nam.

- Đã công bố 01 loài vi khuẩn mới Paracoccus panacisoli sp. nov.  trên tạp chí IJSEM.

- Đã tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học với tiềm năng ứng dụng cao: 04 chủng phân giải phosphate (tan đạt từ 50,12 - 103,17 µg/ml), 07 chủng sinh chất kích thích sinh trưởng IAA (>20 µg/ml) và 01 chủng vi khuẩn có hoạt tính chuyển hóa ginsenoside Rb1.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu đánh giá về mức độ đa dạng của quần xã vi khuẩn đất trồng sâm Ngọc Linh là cơ sở cho những nghiên cứu xa hơn để cải thiện năng suất, chất lượng và phát triển vùng trồng loài sâm này ở Việt Nam.

- Các chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải phosphate và sinh chất kích thích sinh trưởng IAA cao có khả năng ứng dụng trong sản xuất phân bón vi sinh và chất kích thích sinh trưởng thực vật.

- Chủng vi khuẩn có hoạt tính chuyển hóa ginsenoside Rb1 có khả năng ứng trong công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nhân sâm.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Chế thử một số dạng (nước, bột) phân bón vi sinh và đánh giá thử nghiệm chế phẩm trên đối tượng cây thuộc họ nhân sâm.

- Đánh giá khả năng chuyển hóa ginsenoside Rb1 của chủng tuyển chọn đối với sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền (2014), “Khảo sát sự biến động của các quần thể vi sinh vật trong đất trồng Sâm  Ngọc Linh”, Tạp chí KHCN Việt Nam, 24, 47-50.

[2] Ngoc-Lan Nguyen, Yeon-Ju Kim, Van-An Hoang, Bao-Tram Tran, Huong-Son Pham and Deok-Chun Yang (2015), “Paracoccus panacisolisp. nov., isolated from a forest soil cultivated with Vietnamese ginseng”, International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology, 65, 1491–1497.

[3] Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trương Thị Chiên, Phạm Hương Sơn (2016), “Nghiên cứu đặc tính lý hóa đất rừng trồng Sâm  Ngọc Linh ở Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học đất, 49, 22-25.

[4] Ngoc-Lan Nguyen, Bao-Tram Tran, Huong-Son Pham and The-Hai Pham (2017), “Illumina miseq-based sequencing analysis of bacteria community in Vietnamese ginseng cultivated soil in the Ngoc Linh mountain, Vietnam”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1274-1282.

[5] Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Hương Sơn, Nguyễn Thị Thanh Mai, Võ Thu Giang, Phạm Thế Hải (2017), “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sinh tổng hợp IAA (Indole Acetic Acid) từ đất trồng sâm  Việt Nam ở Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33(1S), 219-226.

[6] Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thanh Mai, Phạm Hương Sơn, Phạm Thế Hải (2017), “Phân lập và nhận diện vi khuẩn phân giải lân từ đất trồng Sâm  Ngọc Linh ở Quảng Nam”, Tạp chí KHCN Nông nghiệp Việt Nam, 2(75), 80-86.

[7] Trần Bảo Trâm, Nguyễn Ngọc Lan, Phạm Hương Sơn, Phạm Thế Hải, Lê Thị Thu Hiền,  Nguyễn  Thị Hiền,  Nguyễn  Thị Thanh  Mai,  Trương  Thị Chiên (2017), “Tình  hình nghiên cứu phát hiện các loài vi khuẩn mới trong đất trồng nhân sâm  (Panax L.) trên thế giới”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 15(3), 403-422.

[8] Tran Bao Tram, Nguyen Ngoc Lan, Pham Huong Son, Pham The Hai (2018), “Biotransformation of ginsenosides Rb1 by bacterial crude enzyme of Paenibacillus spp. strain E3 isolated from Vietnamese ginseng soil” Tạp chí Sinh học, 40(3), 82-89.

 Ngô Hương
   In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
   Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

TRÊN WEBSITE KHÁC
THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ