Hội thảo diễn ra dưới hình thực trực tuyến và trực tiếp Tham dự cuộc họp có Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải, lãnh đạo một số Ban chức năng, đơn vị đào tạo và đại diện nhiều trường đại học khu vực phía Nam. Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân chủ trì hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết tính cấp thiết của đề án cũng như thực trạng nhu cầu đào tạo của các trường đại học ở khu vực miền Nam. Đề án cũng nằm trong chiến lược phát triển của ĐHQGHN là tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước. Sẵn sàng tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đặc biệt đào tạo, phối hợp tham gia nghiên cứu cùng đội ngũ tiến sĩ cho các trường tại địa phương. ĐHQGHN đã có thực tiễn, kinh nghiệm triển khai đào tạo cho các tỉnh phía Nam. ĐHQGHN cam kết, đề án được triển khai sẽ góp phần đáp ứng đủ cung cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của địa phương. Đề án sẽ thu hút lưu học sinh từ các địa phương, đào tạo bồi dưỡng lưu học sinh các tỉnh phía Nam gồm cả Trung Nam bộ ra học tập tại địa bàn Hà Nội vừa giao lưu văn hóa, vừa được học tập các chương trình học khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng chất lượng cao mà thị trường lao động đang có nhu cầu lớn. Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, Đề án sẽ được thực hiện theo hình thức phối hợp trao đổi sinh viên, giảng viên của ĐHQGHN và địa phương theo định hướng một phần hoặc toàn phần, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ/nguồn nhân lực tiềm năng cả 2 bên có thể tham gia thực hiện. Hơn nữa, cùng tham gia phát triển ngành nghề tại các trường địa phương, phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Trong thời gian thí điểm, công thức đào tạo của đề án sẽ áp dụng triển khai chung cho chương trình tuyển sinh ở các đơn vị, theo mô hình 1+ (tức là 1 năm đào tạo tại Trường đại học địa phương và các năm tiếp theo sinh viên sẽ theo học tại ĐHQGHN và ĐHQGHN sẽ cấp chứng nhận tín chỉ, …). ĐHQGHN sẽ triển khai các quỹ học bổng từ các nguồn lực xã hội để nhằm gia tăng các gói học bổng cao, hỗ trợ chi phí nội trú, sinh hoạt cho lưu học sinh với một số ngành khoa học cơ bản và ngành học ứng dụng có tính cấp thiết. Tải hội thảo, Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN Nguyễn Đình Đức đã trình bày sơ bộ xây dựng đề án, tính thực tiễn, giải pháp, phương pháp đào tạo, cách thức đào tạo, gói chi phí với các chương trình đại học và sau đại học. Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ thêm, ĐHQGHN đáp ứng nhu cầu của sinh viên miền Nam có mong muốn được tiếp cận trình độ quốc tế và khu vực. Mục đích là của đề án là tiếp cận tinh hoa vì vậy các ngành đào tạo sẽ gắn với khoa học cơ bản và các ngành ứng dụng có nhu cầu cấp thiết. Hai bên sẽ cũng phối hợp để có phương án hỗ trợ tài chính phân khai theo lĩnh vực để phù hợp với từng ngành, đảm bảo nguồn nhân lực đầu vào, đầu ra. Mấu chốt của đề án là chất lượng đào tạo và thực hiện trách nhiệm quốc gia của ĐHQGHN. Hai bên sẽ là đầu mối trao đổi sinh viên, giảng viên thực hành thực tập cùng nhau, theo hình thức chuyển giao sinh viên học tại ĐHQGHN, cùng với đó, ĐHQGHN cũng có thể xây dựng các chương trình đào tạo cho các trường tại địa phương. Trao đổi, chia sẻ tại hội thảo, đại diện các trường đại học miền Nam như: Trường ĐH Phạm Văn Đồng, Trường ĐH Kiên Giang, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường ĐH Xây dựng miền Tây, … đã đánh giá cao về sáng kiến này của ĐHQGHN. Đề án này là yếu tố then chốt để các trường giải quyết được bài toán khó khăn chung về mở ngành mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu việc làm cho khu vực. Đại diện các trường mong muốn sinh viên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long khi tham gia đào tạo tại ĐHQGHN sẽ tìm hiểu nền văn hóa con người Việt Nam, đồng thời được học và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chất lượng cao, liên ngành, đa ngành tại ĐHQGHN. Chương trình thí điểm này để cả 2 bên được hợp tác đào tạo theo chiều sâu. Các trường đều mong muốn được hợp tác theo hình thức trao đổi giảng viên và sinh viên, ĐHQGHN cấp chứng nhận tín chỉ. Các trường khu vực miền Nam cam kết sẽ nghiên cứu nhiều ngành và vận động sinh viên năm nhất tham gia, sẵn sàng hô ứng cùng ĐHQGHN và có trao đổi cụ thể để thực hiện đề án trong thời gian tới. Trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ nhanh chóng phối hợp với một số trường đại học phía Nam lập Tổ công tác xây dựng Đề án đào tạo lưu học sinh miền Nam tại ĐHQGHN. Với phương châm đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, học viên, nhu cấp cấp thiết của xã hội, các chương trình tuyển sinh phù hợp với thời cuộc nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Bộ là việc làm cấp thiết, bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực. ĐHQGHN và các Trường ĐH Nam bộ là những cơ sở giáo dục có đầy đủ các điều kiện để thực hiện các chương trình đào tạo này. Ban xây dựng đề án có tính đến việc thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo lưu học sinh miền Nam, huy động nguồn tài chính từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ học bổng cho sinh viên nghèo đáp ứng đủ các điều kiện tuyển sinh và có mong muốn học tập tại ĐHQGHN. Theo kế hoạch, Ban Đề án sẽ tăng cường triển khai nhanh đảm bảo tiến độ. Tháng 10/2022 sẽ gửi các đơn vi và thí điểm một số trường theo các địa phương, ưu tiên miền tây Nam Bộ, tháng 11/2022 sẽ tổ chức hội thảo và ký kết hợp tác chung với các trường. Dự kiến, năm học 2023 -2024 ĐHQGHN sẽ đón những sinh viên đầu tiên đi theo đề án này. ĐHQGHN tin tưởng, với đề án này sẽ là tiên phong trong việc phối hợp đào tạo theo mô hình này để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong tương lai, ĐHQGHN sẽ nhân rộng mô hình tại các trường đại học ở phía Bắc. >>> Tin bài liên quan: -Học bổng ngành khoa học cơ bản của ĐHQGHN: Học sinh vui mừng, phụ huynh an tâm -Lần đầu tiên ĐHQGHN triển khai chương trình gói học bổng bao gồm hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên ngành Khoa học Cơ bản -Nhiều chính sách học bổng có giá trị dành cho sinh viên ĐHQGHN -Lần đầu tiên trao học bổng ươm tạo tài năng trẻ dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc của ĐHQGHN |