1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thanh Minh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 08/03/1988 4. Nơi sinh: Hải Phòng 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình 8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: Thí điểm 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án - Về nhu cầu học nghề: Đa số thanh niên dân tộc thiểu số (TNDTTS) tỉnh Hòa Bình được khảo sát có nhu cầu học nghề và đánh giá cao tính hữu ích của học nghề. TNDTTS muốn học nhiều nghề khác nhau từ nông nghiệp, công nghiệp đến các nghề dịch vụ như làm đẹp. Các trình độ đào tạo được thanh niên quan tâm cũng tập trung ở đầy đủ cấp độ như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, hệ đào tạo song song. Nơi đào tạo chủ yếu mà TNDTTS mong muốn là tại các tỉnh. Trong quá trình tiếp cận học nghề, TNDTTS gặp các khó khăn về kinh phí học tập, thời gian, kỳ vọng học nghề, mong muốn tìm kiếm việc làm…do đó, đòi hỏi phải phát triển các dịch vụ và hoạt động trợ giúp bên cạnh việc phát triển mạng lưới và chất lượng đào tạo nghề đủ có thể thu hút TNDTTS đi học nghề nhiều hơn, hiệu quả hơn. Các yếu tố về giới tính, mức sống, vị trí địa lý…có ảnh hưởng đến các nhu cầu cụ thể trong việc tiếp cận hoạt động đào tạo nghề của TNDTTS. - Về hệ thống chính sách và thực thi trong thực tiễn: Hệ thống đào tạo nghề được phát triển cả về số lượng và chất lượng thông qua số lượng cơ sở và năng lực đào tạo, qua tính hiện đại và cập nhật của chương trình, giáo trình và trình độ giáo viên. Các chính sách hỗ trợ cũng đã góp phần tạo ra nguồn lực để TNDTTS khắc phục các khó khăn về tài chính, xã hội và năng lực trong quá trình học nghề. Tuy nhiên, đào tạo nghề cho TNDTTS còn nhiều hạn chế. Hoạt động đào tạo nghề chưa thực sự thu hút được đông đảo TNDTTS học nghề. Học nghề chỉ là lựa chọn cuối cùng của TNDTTS khi họ không đỗ đại học hoặc họ đi học chỉ vì được hỗ trợ học phí và kinh phí học tập. Nhiều TNDTTS lựa chọn đi lao động phổ thông chứ không đi học nghề. Trong thực tế, hoạt động đào tạo nghề chỉ thu hút được các hộ gia đình chính sách, phụ nữ nông thôn đã có gia đình. Nhiều thanh niên lựa chọn học nghề chỉ để học trung học phổ thông không mất tiền hay được hỗ trợ kinh phí dẫn những lãng phí nguồn lực trong đào tạo nghề cho TNDTTS. - Nguyên nhân của hạn chế: Qua phân tích, có hai điểm yếu lớn nhất trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình nói riêng và vùng dân tộc thiểu số nói chung là sự phân quyền bất hợp lý giữa các bên liên quan và việc thiếu một thiết chế cung cấp thông tin khách quan để nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết của TNDTTS về nhu cầu cá nhân, hệ thống chính sách hỗ trợ, thông tin thị trường lao động - Vai trò của Công tác xã hội: CTXH cần được đưa vào quá trình thực thi để thực hiện hai vai trò quan trọng là biện hộ chính sách để tăng quyền cho TNDTTS và tư vấn hướng nghiệp để nâng cao nhận thức, hiểu biết từ đó “tự quyết” một cách duy lý lựa chọn học nghề của mình. Ba mô hình đã được đưa ra để phân tích các khả năng ứng dụng tại Hòa Bình và Việt Nam. Mô hình bộ phận hướng nghiệp do sự kết hợp giữa bộ phận đào tạo nghề và CTXH cấp tỉnh, huyện được khuyến nghị lựa chọn vì những phù hợp của nó đối với điều kiện thực tế. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các mô hình Công tác xã hội trong hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá tác động cụ thể của đào tạo nghề đến khả năng tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển các kỹ năng và hòa nhập xã hội của thanh niên dân tộc thiểu số. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án 1. Bùi Thanh Minh (2019), “Những hạn chế trong hệ thống chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Chính sách và quản lý (VNU) 35 (3), tr.57-67. 2. Bui Thanh Minh (2019), “Asymmetric information among stakeholders and consequences in vocational training for ethnic minority youth in Hoa Binh province”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities Vol 5 (5), pp.616-629. 3. Bùi Thanh Minh (2019), “Những hạn chế trong đào tạo nghề cho TNDTTS - Nhìn từ góc độ chính sách”, Tạp chí Kinh tế - Dự báo (28), tr.50-53. |